Mô Hình Tổ Chức Của DSD CONSTRUCTION

1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI DSD

công ty DSD

2. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY DSD

HĐQT: Hội đồng Quản trị là những người đứng đầu Công ty DSD, có quyền nhân danh Công ty để  quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền hạn sau:

-Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty.

-Quyết định chiến lược đầu tư phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

-Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng giám đốc.

-Kiến nghị sửa đổi bổ sung điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh.

-Triệu tập chỉ đạo, chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

-Các quyền khác được quy định tại điều lệ.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và Pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ như:

-Kiểm tra sổ sách kế toán và các Báo cáo tài chính của Tổng công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

-Trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Tổng công ty, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

-Yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết.

-Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

Tổng giám đốc: là người do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

-Tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

-Xây dựng và trình Hội đồng quản trị các quy chế điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty.

-Ký kết thực hiện các hợp đồng theo quy định của Pháp luật.

-Các quyền khác được quy định tại điều lệ.

Phó Tổng giám đốc: là người có trách nhiệm hỗ trợ Tổng giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng Giám đốc vắng mặt và có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng Giám đốc theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Phó Tổng giám đốc chủ động giải quyết các công việc được phân công hoặc ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về quyết định của mình, cụ thể:

– Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.

– Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty DSD phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm, hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh doanh.

-Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty DSD.

-Chỉ đạo các phòng ban thực hiện các công việc do mình phụ trách.

-Kiểm tra, đôn đốc các phòng ban trong việc thực hiện các quy định của Công ty DSD.

-Giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày thuộc thẩm quyền của Phó Tổng giám đốc.

-Báo cáo kịp thời cho Tổng Giám đốc về việc thực hiện các công việc thuộc trách  nhiệm của mình theo kế hoạch đã định hoặc theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

-Các nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ.

Các phòng ban: Trưởng phòng có trách nhiệm:

-Chỉ đạo phòng thực hiện công việc được giao.

-Kiểm tra đôn đốc các nhân viên trong phòng của mình thực hiện các quy định của Công ty.

-Giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày thuộc thẩm quyền của mình.

-Báo cáo kịp thời cho lãnh đạo về việc thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của mình.

Các phòng trong công ty có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và phân công, chỉ đạo của Ban giám đốc.

Công ty hiện nay có 05 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau:

2.1. Phòng dự án:

Phòng dự án được lập ra để đảm bảo các nhiệm vụ sau:

      Đảm bảo nguồn cung cấp vật tư đúng tiến độ, đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại theo đúng hồ sơ chỉ dẫn  kỹ thuật, hợp đồng đã ký, đảm bảo hồ sơ pháp lý của vật tư nhập về.

Lập kế hoạch về tiến độ cung ứng vật tư, hàng hóa đến công trường.

Lập kế hoạch về cung cấp các vật tư, thiết bị khác của khối văn phòng.

Kiểm soát khối lượng vật tư, hàng hóa cung cấp đến công trường.

Kiểm tra, bảo quản các vật tư, thiết bị thuộc khối văn phòng.

Lập phương án dự trù vật tư, hàng hóa, thiết bị.

Liên hệ mua hàng, lên hợp đồng với các đơn vị cung cấp, đối tác kinh doanh.

  • Kiểm soát pháp lý dự án, công trình, làm hợp đồng với các tổ đội thi công tại công trường.
  • Lập hồ sơ pháp sinh của dự án (nếu có).
  • Kiểm soát chi phí của công trình

2.2. Phòng kỹ thuật:

Là phòng ban trực tiếp quản lý ban chỉ huy công trình, Phòng kỹ thuật có nghĩa vụ kiểm soát toàn bộ thông tin về công trình để thực hiện các công tác kết nối ban chỉ huy công trình với các phòng ban khác trong công ty và giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vướng mắc của ban chỉ huy công trình.

Phòng kỹ thuật thi có các nhiệm vụ sau:

-Kiểm soát về tiến độ, chất lượng thi công công trình thông qua việc kiểm tra trực tiếp dưới hiện trường và báo cáo với công ty.

-Kiểm soát về hồ sơ chất lượng, hồ sơ pháp lý của dự án.

-Kiểm soát hồ sơ thanh quyết toán của ban chỉ huy công trình gửi lên trước khi thanh toán với Chủ đầu tư.

-Kiểm soát hồ sơ thanh quyết toán của các tổ đội cũng như nhà cung cấp trước khi gửi sang phòng dự án và P. kế toán.

2.3. Phòng Tài chính kế toán:

Quản lý công tác thu chi tài chính của Công ty đảm bảo vốn cho sản xuất, hạch toán giá thành hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tham gia vào công tác lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh dự án

Đề xuất phương án huy động vốn theo kế hoạch và tiến độ đầu tư của dự án. Triển khai thực hiện các thủ tục huy động các loại vốn, vay tín dụng, vay ngân hàng… Khi phương án được duyệt.

Quản lý tài chính theo ngành dọc các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty

Kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, điều lệ, nội quy, quy chế về quản lý kinh tế của công ty.

Bộ phận này có trách nhiệm giải quyết các thủ tục hành chính và căn cứ vào khối lượng (do phòng Kỹ thuật thi công tập hợp) để giải quyết các khoản tạm ứng, thanh quyết toán với các tổ thợ và với bên Chủ đầu tư (thông qua Công ty).

Thực hiện công tác đóng BHXH, BHYT với Người lao động

2.4 Phòng kế hoạch, kinh doanh:

Tìm kiếm data khách hàng.

Lập phương án chạy quảng cáo, marketing, thu hút khách hàng.

Liên hệ, chăm sóc với các đơn vị, đối tác kinh doanh.

Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty từng giai đoạn.

Chủ trì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng tháng, quý, năm.

Theo dõi và chỉ đạo thực hiện sản xuất kinh doanh, báo cáo phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo phân tích kết quả sản xuất và hiệu quả, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệm thu, thanh toán.

Giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các bộ phận sản xuất.

Lập thiết kế bản vẽ thi công, lập tiến độ thi công, quản lý chất lượng công trình, chỉ đạo hướng dẫn lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, quản lý và xác định kết quả sản xuất tháng, quý, năm.

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

2.5 Phòng hành chính – nhân sự (HC – NS):

Lập kế hoạch xây dựng bộ máy, tổ chức trong Công ty.

Lập kế hoạch tuyển dụng, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.

Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sắp xếp bố trí cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng theo phân cấp. Quản lý và lưu trữ thông tin về hồ sơ lý lịch của người lao động. Chủ trì việc ký hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, xây dựng nội quy, quy chế và chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ liên quan.

Lập kế hoạch thời gian làm việc của bộ phận làm việc tại văn phòng.

Lập kế hoạch về sinh hoạt, tổ chức các hoạt động khác của khối văn phòng.

Tổng hợp các thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động, soạn thảo, ban hành văn bản, chủ trì soạn thảo các văn bản liên quan nhiều lĩnh vực, các văn bản pháp quy của Công ty.

Các Ban chỉ huy Công trường: có nhiệm vụ thực hiện trực tiếp các công việc được giao, đảm bảo đúng thời gian tiến độ quy định. Hiệu quả thi công quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì vậy duy trì hoạt động có hiệu quả là yêu cầu quan trọng và nhiệm vụ chung cho tất cả các phòng ban trong Công ty.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *